Thu phục lòng người -Tin mà không nghi

Trung Quốc cổ đại đã có một câu chuyện: Một vị tướng quân dẫn quân đi chinh phạt. Sau khi thắng lợi trở về triều, Vua không ban thưởng vàng bạc châu báu mà chỉ giao cho ông ta một cái hộp.

Vi Tướng quân đó vốn cho rằng trong cái hộp đó là vàng ngọc châu báu rất đáng tiền. Nhưng khi về đến nhà mở ra xem, thì ra đó là những biểu tấu, thư tín mà rất nhiều đại thần viết cho Hoàng Đế. Đọc xong một lượt ông mới rõ. Thì ra trong thời gian ông đem quân chỉnh phạt, có rất nhiều kề tư thù, vu cáo ông có mưu đồ làm phản. Trong thời gian đánh nhau, vị tướng quân này giằng co với địch không thắng nổi.

 

Vua đã từng hạ lệnh cho rút lui. Nhưng ông không nghe theo, mà kiên trì đánh, cuối cùng giành được thắng lợi. Thời gian này, các loại tấu sớ công kích ông ta càng nhiều hơn. Nhưng hoàng đế không giao động, đem tất cả những tất sớ cuộn lại cất đi, chờ tướng quân trở về, giao tất cả cho ông ta khiến vị tướng quân này vô cùng cảm động. Ông ta hiểu rằng: Sự tin tưởng của Hoàng đế còn qúy hơn bất kỳ thứ vàng bạc châu báu nào. Vị Hoàng đế này khiến người đời sau vô cùng kín phục và ca ngợi hết lời. Đó chính là Ngụy Văn Hầu thời chiến quốc. Còn vị tướng quân là danh tướng nước Ngụy Nhạc Dương.

Chuyện tương tự như vậy lại được diễn lại một lần nữa ở đầu đời Đông Hán.

Phùng Dị là một viên tướng dưới trướng Lưu Tú. Ông ta không những thiện chiến mà còn rất trung thành, đạo đức cao thượng. Khi Lưu Tú chuyển chiến dành Hà Bắc, nhiều lần gặp khốn quẫn. Phùng Dị trị quân khoa học, lại rất khiêm tốn. Mỗi khi các Tướng quân tập trung lại, ai cũng đều khoe công lao chiến tích, riêng Phùng Dị lui vào ngồi dưới gốc cây. Vì thế người ta gọi ông ta là "Tướng quân đại thụ".

Phùng Dị trường kỳ đánh nhau ở Hà Bắc, Quan Trung, rất được lòng dân, trở thành phên dậu vững chắc của Lưu Tú phía Tây Bắc. Chính vì thế dẫn đến sự ghen ghét, đố kỵ của các đồng liêu. Một sứ thần tên là Tống Cao đã bốn lần dâng thư nói xấu Phùng Dị, nói rằng ông ta khống chế quan Trung, giết các quan lại uy quyền ghê gớm, bách tính quy tâm, đều xưng ông ta là "Hàm Dương vương".

Phùng Dị nắm binh quyền đã lâu phải xa triều đình, trong lòng cũng bất an, lo lắng Lưu Tú nghi ngờ mình. Thế là ông ta dâng lên một bức thư, xin được trở về Lạc Dường. Lưu Tú quả thực cũng không yên tâm đối với Phùng Dị, nhưng vùng Tây Bắc không thể thiếu Phùng Dị. Để loại bỏ lo lắng cho Phùng Dị, Lưu Tú liền gửi cho Phùng Dị những mật thư của Tống Cao tố cáo ông. Quả thật chiêu này rất sáng suốt. Nó vừa giải thích được với Phùng Dị là Lưu Tú rất tin tưởng, không nghi ngờ, lại tỏ ý ngầm là triều đình đã chuẩn bị cảnh giác từ lâu Phùng Dị vội vã dâng thư bày tỏ lòng trung thành của mình. Lưu Tú cũng viết thư trả lời rằng: tướng quân đối với ta trên danh nghĩa là vua tôi, về ơn huệ là cha con. Lẽ nào ta còn nghi ngờ người sao? Hà tất ngươi phải lo lắng?"

Nói là không nghi ngờ nhưng thật ra là còn nghi ngờ. Có vị vua nào thật sự tín nhiệm mà không nghi ngờ đối với bề tôi không? Đặc biệt giống như các đại thần nhạc Dương. Phùng Dị quyền cao chức trọng như thế, càng phải là trọng điểm để quân vương nghi ngờ. Việc họ sử lý mật thư tố cáo chỉ là một kế để bày tỏ không có sự nghi ngờ mà thôi, còn mục đích chính là ngầm nói với đại thần rằng: Ta đã chú ý ngươi từ lâu, ngươi đừng có hành động mù quáng, vừa lôi kéo, vừa trấn an, đe dọa, một mũi tên trúng hai đích. Thế mới là cao tay.

Giữa lãnh đạo và nhân viên rất dễ nảy sinh sự hiểu lầm nhau, tạo nên khoảng cách. Một nhà doanh nghiệp chiến lược thường thường bằng cách sử lý khéo léo của mình tỏ rõ việc dùng người không nghi ngờ, khiến cho người cảm thấy mình bị nghi ngờ không còn lo lắng nữa, từ đó sẽ càng trung thành với mình, hết lòng với mình.

Tất nhiên, phát hiện thấy cấp dưới thực sự nảy sinh lòng phản chắc, thì dứt khoát phải hành động, loại bỏ để trừ hậu họa.

Leave A Comment...